Bong da

Anh

Michael Carrick: Bông hoa nở muộn

Cập nhật: 01/04/2015 14:00 | 0

Trong ngày mà Italia thiếu vắng lão tướng Andre Pirlo, thì đối thủ của họ, ĐT Anh, lại tình cờ tìm ra một Pirlo khác. Roy Hodgson đã có một “phát hiện mới” với một cầu thủ 33 tuổi.

Michael Carrick: Bông hoa nở muộn
Michael Carrick: Bông hoa nở muộn
Nói là tình cờ, bởi “phát hiện” này chẳng hề nằm trong tính toán của Hodgson. Phút thứ 44, Chris Smalling không thể tiếp tục thi đấu và phải rời sân nhường chỗ cho Carrick, cầu thủ chưa bao giờ được Hodgson trọng dụng. Anh vắng mặt tại World Cup 2014, và trận gặp Lithuania cách đây ít ngày mới là lần trở lại ĐTQG đầu tiên của tiền vệ M.U sau 1 năm.
 
Kể từ thời điểm Carrick vào sân, Phil Jones nhường chỗ cho người đàn anh và trở lại vị trí trung vệ quen thuộc, bên cạnh Phil Jagielka. Carrick trám vào vai trò tiền vệ trụ, và lối chơi của “Tam sư” lập tức sáng sủa hơn.
 
Jones là một trung vệ thật, nhưng khả năng phòng ngự của anh rõ ràng đáng bị đặt dấu hỏi ở tình huống bị Giorgio Chiellini – một hậu vệ khác – qua mặt, để rồi dẫn tới quả tạt cho Graziano Pelle đánh đầu ghi bàn ở phút 29. Không loại trừ khả năng, việc phải chơi vị trí không phải sở trường đã khiến anh bối rối.
 
Nhưng vấn đề đáng nói hơn cả khâu phòng ngự của Jones, đó là những đường chuyền, kỹ năng điều tiết cần có của một tiền vệ trung tâm. Đây đáng tiếc lại hoàn toàn chẳng phải điểm mạnh của Jones, với liên tiếp những đường chuyền ngang hoặc chuyền về phía sau, và cũng thường tốn khá nhiều thời gian khống chế bóng cũng như đưa ra quyết định.
 
 
Sự có mặt của Carrick mang tới sự khác biệt ngay lập tức. Anh cầm trịch lối chơi, biết cách chuyền về phía trước, và cũng biết mình phải chuyền ra sao ngay khi có bóng. Phía sau anh, Jones tỏ ra thoải mái hơn nhiều khi được trả lại vai trò trung vệ. Sự điềm tĩnh, tốc độ và sức mạnh trong lối chơi, những điểm mạnh từng làm nên một cầu thủ trẻ giàu triển vọng nhất nước Anh đã được bộc lộ đầy đủ.
 
ĐT Anh luôn bị xem là một “đội bóng lớn của những trận cầu nhỏ”. Họ dễ dàng phô diễn sức mạnh trước những đối thủ yếu, nhưng lại thiếu đi yếu tố bản lĩnh và đẳng cấp để có thể giành những kết quả tốt khi gặp phải những đội bóng đồng cân lạng hoặc mạnh hơn mình. Nhưng với Carrick, điều này hoàn toàn có thể thay đổi. Miễn là Hodgson tiếp tục sử dụng anh trong vai trò giống như một "Pirlo của ĐT Anh".
 
Mặc dù khởi nghiệp ĐTQG từ rất sớm, chính xác là tháng 5 năm 2001, Carrick mới chỉ có được 32 lần khoác màu áo "Tam sư" tính tới
 
Ở M.U, những phẩm chất của Carrick chưa bao giờ bị nghi ngờ. Sir Alex Ferguson từng khẳng định rằng thời của những tiền vệ trụ với những cú tắc bóng quyết liệt đã qua: “Trong bóng đá hiện đại, bạn không cần chơi như thế nữa. Giờ chúng ta cần khả năng phán đoán và đọc trận đấu hơn, và ở Carrick, tôi có được điều đó. Cậu ấy chẳng hề thua kém Luka Modric, Yaya Toure hay Gerrard”.
 
Đầu mùa giải năm nay, quan điểm ấy được “Ông già gân” lặp lại một lần nữa, rõ ràng hơn: “Cậu ấy là cầu thủ Anh hay nhất!”. Đồng tình với quan điểm đó là người kế vị của Ferguson tại M.U, Louis van Gaal: “Carrick quan trọng bởi cậu ấy là cầu thủ hiếm hoi đọc được trận đấu ngay trên sân cỏ. Cậu ấy cũng có thể tung ra những đường chuyền lên phía trước, và tôi thích cách chơi ấy”.