1. “Mức giá kỷ lục CLB” không còn bền vững
Chúng ta đã rất nhiều lần trong mùa hè năm nay được nghe về việc một câu lạc bộ phá vỡ mức giá chuyển nhượng kỷ lục của chính họ. Trong thời đại kim tiền, thuật ngữ “kỷ lục” đã không còn bền vững.
Cụ thể, trong một thập kỷ qua các đội bóng như Paris Saint-Germain và Real Madrid đã phá vỡ kỷ lục CLB nhiều lần. Một số khác như Tottenham Hotspur chẳng hạn chỉ trong vòng 2 tháng đã phá vỡ 3 kỷ lục của mình từ Paulinho (17 triệu bảng) tới Roberto Soldado (26 triệu) rồi Erik Lamela (30 triệu).
Bale đã phá kỷ lục chuyển nhượng của Real Madrid và thế giới
Vì thế, những kỷ lục đã không còn gây ra sự háo hức như trước. Trên khắp châu Âu, định nghĩa đó đã không rõ ràng khi nó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
2. Daniel Levy nên chờ lâu hơn nữa để bán Gareth Bale
Vụ chuyển nhượng lớn nhất mùa hè này và cả mọi thời đại đó là Gareth Bale chuyển từ Tottenham sang Real Madrid. Thương vụ này đã chính thức công bố vào ngày hôm qua và khi đã có Bale trong tay, Los Blancos đã có thể để tiền vệ người Đức Mesut Ozil tới với hàng xóm Arsenal của Spurs.
Có thể thấy chủ tịch của Tottenham, ông Daniel Levy đã cố gắng kéo dài việc bán Bale tới khi đạt được mục đích về tiền bạc của mình. Nhưng với nhiều người khi xét lại vụ việc, rất có thể quyết định “câu giờ” của ông sẽ phải nhận nhiều sự chỉ trích.
Nhìn sang Real Madrid, họ rất quyết đoán và hào sảng khi có thể đẩy đi một trong những cầu thủ tốt nhất thế giới tới Arsenal khiến cuộc đua tại giải Ngoại hạng Anh càng trở nên hấp dẫn và riêng “Pháo thủ” cũng đáng xem hơn.
3. Một số CLB lớn "chốt sổ" mua sắm từ sớm
Trong khi những Manchester United, Arsenal và Real Madrid đã phải chờ đợi cho tới ngày cuối cùng để kết thúc mua sắm thì một số đội bóng lớn khác của châu Âu đã hoàn thành khá sớm.
“Đại gia” Paris Saint-Germain đã hoàn tất từ giữa tháng 7 với 3 cái tên Edinson Cavani, Lucas Digne và Marquinhos trước khi ra quân tại Ligue 1. Barcelona còn nhanh gọn hơn khi đưa về ra mắt bản hợp đồng Neymar từ đầu tháng 6. Bayern Munich cũng “chốt sổ” với Thiago Alcantara vào 14 tháng 7.
Không khó để nhận ra họ muốn ổn định đội ngũ của mình thật sớm trước khi chính thức vào các giải đấu. Với những đội bóng mua sắm muộn, họ sẽ phải mất thêm thời gian và công sức để giúp các tân binh hòa nhập với toàn đội.
4. Napoli và bài học về kinh doanh hiệu quả
Với 64 triệu Euro nhận về khi bán Edinson Cavani, Napoli đã đầu tư khá khôn ngoan để cải thiện đội hình dưới thời tân HLV Rafael Benitez. Để thay thế cho Cavani, đội bóng miền Nam Italia đã nhanh chóng đưa về Gonzalo Higuain từ Real Madrid với giá 37 triệu Euro.
Sau khi bán Cavani, Napoli đã nhanh chóng đưa về Higuain thay thế
Sau đó, tiếp tục là bộ đôi khác của Real là Jose Callejon và Raul Albiol cũng như tiền vệ người Bỉ Dries Mertens tới từ PSV và thủ thành Pepe Reina mượn từ Liverpool. Tất cả đều có kinh nghiệm thi đấu tại cúp châu Âu và không bất ngờ khi họ đã góp sức giúp Napoli toàn thắng 2 trận tại Serie A với hiệu số bàn thắng thua 7-2.
5. Cỗ máy sản xuất tài năng Dortmund
Sau thất bại trước Bayern Munich trong trận chung kết UEFA Champions League vào tháng 5, Borussia Dortmund ngay lập tức bắt tay vào xây dựng đội hình. Với Mario Gotze gia nhập Bayern, HLV Jurgen Klopp đã đưa về Henrikh Mkhitaryan để thay thế. Tiếp đó là các bản hợp đồng với Pierre-Emerick Aubameyang và Sokratis Papastathopoulos.
Với ba cái tên này, dù có nhiều thay đổi song sức mạnh của Dortmund cũng không suy giảm. Qua 4 vòng đấu đầu tiên tại Bundesliga, họ toàn thắng với 12 điểm tối đa. Trong đó, Mkhitaryan vừa đóng góp cú đúp ở trận gặp Frankfurt còn Aubameyang lập hat-trick ngay trận mở màn với Augsburg.
Đã có những lời ví von rằng Dortmund như một cỗ máy sản xuất tài năng, ai tới cũng đều có cơ hội tỏa sáng. Và lúc này những nghi ngờ về việc đội bóng áo vàng lép về trước “gã khổng lồ” Bayern ở Bundesliga đã dần tan biến.
6. Hợp tác với Chelsea sẽ mang lại những điều tốt đẹp
Sự chật chội ở hàng tiền vệ của Chelsea dẫn tới việc nhiều cầu thủ đa phần còn rất trẻ phải tìm kiếm cơ hội chơi bóng theo dạng cho mượn. 3 trong số đó là Cuevas Cristian, Lucas Piazon và Gael Kakuta đã chuyển tới đội bóng Hà Lan, Vitesse Arnhem.
Cùng chung số phận là Christian Atsu, người chỉ vừa mới ký hợp đồng với The Blues từ Porto và các hậu vệ Sam Hutchinson và Patrick van Aanholt. Với một đội hình đầy ắp tài năng trẻ tiềm năng của Chelsea, Vitesse tràn đầy cơ hội tái lập thành tích đứng thứ 4 giải VĐQG Hà Lan năm ngoái.
Nhưng không phải ngẫu nhiên mà Vitesse có trong tay những thủ từ Chelsea. Họ vừa cho phép tài năng trẻ 20 tuổi Marco van Ginkel gia nhập The Blues theo bản hợp đồng trị giá 8 triệu bảng vào tháng 7.
7. Tiềm lực tài chính cùng ưu đãi thuế giúp Monaco “đổi đời”
Khi AS Monaco giành quyền lên chơi tại Ligue 1, đã có nhiều quan ngại về việc họ sẽ tận dụng những ưu đãi về thuế quan tại Công quốc để chi tiêu tự do vào thị trường chuyển nhượng. Và đúng là điều đó đã xảy ra đương nhiên là phải cộng thêm tiềm lực tài chính của ông chủ Rybolovlev.
Ưu đãi về thuế giúp Monaco thuận lợi hơn để đưa về những ngôi sao
Tên tuổi lớn nhất mà Monaco mang về trong mùa hè này là Radamel Falcao với mức giá 60 triệu Euro. Tiếp đó, bộ đôi của Porto trị giá 70 triệu Euro là James Rodriguez và Joao Moutinho chưa kể Roberto Carvalho, Eric Abidal, Jeremy Toulalan và Sergio Romero cũng theo gót tới với quốc gia chỉ có diện tích chỉ 197 ha này.
Vì vậy trên danh nghĩa dù vẫn là tân binh nhưng Monaco đã vươn lên dẫn đầu Ligue 1 sau 4 vòng đấu.
8. Wenger và cách chi tiêu riêng biệt của ông
Cách đây ít lâu, các CĐV Arsenal không thể tránh khỏi việc ghen tị với những đội bóng lớn khác của Anh với những vụ đầu tư vào Fernandinho, Soldado hay Willian… Sau thất bại của Arsenal tại vòng mở màn Premier League, những lời chỉ trích về sự tiết kiệm thái quá của CLB và HLV Arsene Wenger càng xuất hiện nhiều hơn.
Nhưng sau 2 bản hợp đồng không mất dù chỉ 1 xu với Sanogo và Flamini, “Pháo thủ” bất ngờ công bố đã có được Mesut Ozil với mức giá lên tới 42,5 triệu bảng. Với sự bổ xung tiền vệ người Thổ Nhĩ Kỳ, họ đã tìm ra một đối tác cho Santi Cazorla trên hàng công và củng cố thêm vị thế đang có phần lung lay tại Premier League.
9. Các CLB của Mỹ đãi ngộ nhân tài
Đội trưởng của ĐTQG Mỹ là Clint Dempsey vừa quyết định hồi hương thi đấu cho Seattle Sounders từ Tottenham với mức phí chuyển nhượng vào khoảng 9 triệu đô la đầu tháng 8. Tại đội bóng mới, Dempsey sẽ được nhận mức lương tổng cộng lên tới 32 triệu đô la cho 4 năm hợp đồng.
Hai ngôi sao khác của Mỹ là Landon Donovan và Omar Gonzalez cũng được cải thiện về tài chính. Donovan và Los Angeles Galaxy vừa đi tới thỏa thuận về hợp đồng mới với thu nhập của anh vào khoảng 4,5 triệu đô la 1 năm. Đồng đội Omar Gonzalez tại Galaxy cũng được nâng lương lên 1,5 triệu đô la trong 3 mùa giải tới.
10. Những bản hợp đồng mới khiến cuộc đua tại EPL thêm gay cấn
Trước khi kỳ chuyển nhượng mùa hè đóng cửa, 6 đội bóng lớn của Premier League là Man United, Man City, Chelsea, Arsenal, Tottenham và Liverpool đều có những sự đầu tư mạnh để tăng thêm sức cạnh tranh của mình.
Cuộc đua tranh chức vô địch tại EPL mùa này hứa hẹn sẽ rất gay cấn
Man City đã “chốt sổ” khá sớm với những Fernandinho, Navas, Jovetic hay Negredo trong khi kình địch của họ có được Marouane Fellaini từ Everton ở những giờ cuối cùng với giá 27,5 triệu bảng Anh. Chelsea tăng thêm chiều sâu đội hình với Schurrle và Willian. Liverpool với 8 tân binh mới nhất là Sakho và Moses trong khi Arsenal vừa có Ozil.
Đương nhiên đầu tư nhiều chưa đồng nghĩa với thành công và chức vô địch cũng chỉ giành cho một đội. Tuy nhiên, sự quyết tâm tới từ 6 cái tên nói trên sẽ khiến người hâm mộ Premier League thêm hưng phấn và rất chờ đón những màn trình diễn và cuộc đua tranh hứa hẹn sẽ rất khốc liệt của họ.
Hải Ly (Báo bóng đá điện tử: ibongdavn.com)